Chuyện vui buồn nghề điện lạnh những ngày nắng nóng

 11:20 – 06/06/2017

Vào những ngày nắng nóng như thế này những người thợ sửa chữa điện lạnh lại được nhắc đến nhiều hơn trên các mặt báo. Nhưng đa số đều nói đến việc những người thợ điện lạnh đều có mức thu nhập khủng hay những thông tin mang tính tiêu cực như “mánh khóe móc tiền khách hàng”. Tuy nhiên, nghề gì cũng vậy đều có chuyện vui, chuyện buồn

Thợ điện lạnh thu nhập có thật sự khủng? 

Thu nhập của một người thợ sửa chữa điện lạnh có thể một ngày cả 500 nghìn cho đến cả triệu đồng là chuyện có thật. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi mà thôi, một người thợ điện lạnh chỉ có mức thu nhập cao như thế trong mấy tháng mùa hè, còn lại những tháng mùa đông thì hầu như không có việc làm. Như vậy, thu nhập trung bình chia ra theo năm của một thợ sửa chữa điện lạnh cũng không đáng là bao.

Khi được hỏi, nhiều thợ sửa máy lạnh khác cũng vui vẻ cho biết, chúng tôi xác định đây là nghề để kiếm sống, do vậy chúng tôi phải làm chuẩn chỉ, giá cả phù hợp chứ không có chuyện làm ăn chộp giật. 

Anh Trần Văn Điền, một thợ chuyên sửa máy lạnh tại quận Nam Từ Liêm cho biết: Những ngày nắng như đổ lửa, điện thoại quả tôi réo liên tục, mỗi ngày tôi nhận trên dưới 20 cuộc điện thoại của khách hàng nhờ kiểm tra, sửa chữa máy lạnh, điều hòa không khí.  Thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu bảo trì, sửa chữa máy lạnh của người dân tăng cao”.

Máy lạnh thường được sửa chữa các lỗi cơ bản như: máy không lạnh hoặc lạnh ít, máy nén chạy bị ồn, áp suất nén thấp hoặc cao, quạt dàn nóng không chạy, quạt dàn lạnh không chạy….

Giá vệ sinh máy lạnh dao động từ 80.000 – 160.000 đồng đối với loại máy lạnh công suất nhỏ và từ 180.000 – 260.000 đồng đối với các loại máy lạnh có công suất lớn.

Tiền công lắp đặt và sửa chữa bình quân cho mỗi chiếc máy lạnh dao động từ 160.000 đồng – 1,2 triệu đồng, người thợ sửa máy lạnh có thể bỏ túi từ 160.000-500.000 đồng/máy.

“Nếu có gắng làm bền bỉ thì ngày nào may mắn thì có thể lắp đặt, sửa chữa khoảng chục cái máy lạnh kiếm từ 1,2 – 2,5 triệu đồng, nhưng đa số chỉ sửa được khoảng 5-6 cái/1 ngày kiếm được trên dưới 1 triệu đồng là cùng”, anh Điền tâm sự.

Anh Nguyễn Văn Tùng, ở Phú Đô, Nam Từ Liêm chia sẻ, đợt nắng nóng này, khách quen của anh ở khu vực quận Cầu Giấy, Long Biên cũng gọi cho anh liên tục để nhờ lắp máy lạnh và sửa chữa. Mỗi ngày, anh Tùng cũng có thu nhập khoảng trên dưới 1,5 triệu đồng nhờ công việc này. Trong khi đó, trước đây anh chỉ kiếm được bình quân mỗi ngày khoảng 400.000-500.000 đồng.

Khi được hỏi, nhiều thợ sửa máy lạnh khác cũng vui vẻ cho biết, không có gì mà phải dấu, chúng tôi xác định đây là nghề để kiếm sống, do vậy chúng tôi phải làm chuẩn chỉ, giá cả phù hợp chứ không có chuyện làm ăn chộp giật. Đây là mùa làm ăn “cao điểm” của cánh thợ điện lạnh. Thợ sửa máy lạnh tất bật từ sáng đến tối mịt mới về nhà là chuyện thường ngày.

Nắng nóng nhất cũng là thời điểm những người thợ điện lạnh vất vả nhất và thu nhập trung bình chia ra theo năm của một thợ sửa chữa điện lạnh cũng không đáng là bao.

Bác Nguyễn  dùng đã 5 năm nay nên thường xuyên bị hỏng, tôi vừa gọi thợ vào để thay gas cho máy lạnh. Thời tiết này mà không có máy lạnh thì không chịu nổi. Hồ Chí Minh tôi sống hơn nửa đời người rồi, mới thấy dịp này nắng khiếp trên 40 độ, nếu tình trạng này kéo dài chắc nhiều máy điều hòa cũ khó đặng.

Khi tâm sự về chuyện nghề anh Tuấn chia sẻ: Tôi làm nghề này ở HCMi cả trên chục năm nay, chưa có chuyện “móc túi khách” bao giờ cả. Chúng tôi làm bằng uy tín và trách nhiệm, làm lần này còn để lần sau nữa chứ. Nếu làm ăn kiểu “chộp giật” thì khó tồn tại ở môi trường cạnh tranh như HCM. Còn việc tìm cách để móc túi của khách hàng đã là câu chuyện “xưa như trái đất” rồi. Bởi lẽ những người thợ cũng phải cạnh tranh nhau về chất lượng, giá cả để có thể giữ chân khách hàng. Đặc biệt với những nhân viên làm việc trong các hãng thì họ lại càng phải cẩn thận nên chẳng có ai dám ăn chặn hay móc túi của khách hàng cả.

Việc sửa chữa các thiết bị điện lạnh thì cũng chẳng “ngon ăn” chút nào, tình trạng chữa một bộ phận rồi hỏng cả thiết bị là không hiếm, hay các thiết bị thiếu linh kiện thay thế… nên nhiều khi phải tự bỏ tiền ra để đền cho khách. Nghề sửa chữa điện lạnh và những khổ ải ít người biết. Làm việc trên cao mà không có một thiết bị bảo hộ.

Một nghề vất vả và nguy hiểm

 Một người thợ sửa chữa điện lạnh thường xuyên phải treo mình ra ngoài trời giữa cái nắng nóng như thiêu đốt mà đồ bảo hộ chỉ có cọng dây an toàn, nhiều trường hợp còn không có bất cứ cái gì. Treo mình lơ lửng ở trên những tầng 5, 6 thậm chí cao hơn để lắp đặt hay tháo gỡ các thiết điều hòa là một chuyện quá đỗi bình thường đối những người thợ. Lúc này đây chỉ cần sơ sẩy một chút là những tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà không ai lường trước được.

Những người thợ điện lãnh luôn phải đối mặt với nguy hiểm về an toàn lao động

Theo tâm sự của anh Tuấn, những tai nạn nghề nghiệp như đứt tay, đau chân, ngã từ trên thang xuống là chuyện xảy ra gần như thường xuyên đối với họ trong khi làm việc. Đó là chưa kể đển những tai nạn như, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, say nắng chói mắt, khói bụi… là điều hiển nhiên khi bạn chọn nghề này.

“Mỗi một nghề đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng với những người thợ sửa chữa điện lạnh thì có lẽ chúng ta không thể hình dung hết được những khó khăn mà họ gặp phải. Chỉ có tận mắt chứng kiến và trải nghiệm cùng với họ thì chúng ta mới có thể hiểu hết được”, anh Điển tâm sự.

Giữa cái nắng chiều 40 – 43 độ của mùa hè HCM nhóm thợ của anh Đặng Quang Thiện, Nhóm thợ vẫn phải đeo đồ gia dụng vắt vẻo trên chiếc thang dây để trèo lên tận tầng 5 của Chung cư để sửa chữa điều hòa. Sau gần 40 phút sửa chữa, khi xuống thang gương mặt anh đẫm mồ hôi và đỏ lên vì nắng nóng.

Một tay vừa xách đồ nghề, một tay vừa quệt mồ hôi lăn trên gò má anh Thiện vui vẻ: “Anh thấy đấy, những lúc cao điểm nắng nóng có người được ngồi mát thì mình phải leo trèo giữa trời nắng nóng, có sung sướng gì đâu. Nhưng tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, mỗi người mỗi nghề mà”.

Thu nhập cao là vậy nhưng theo anh Thiện nghề điện lạnh cũng được coi là nghề ăn đong, vất vả và lắm nguy hiểm. Từ khi bắt đầu vào hè cho đến khi hết mùa, hầu như ngày nào nhóm thợ của anh cũng phải tất bật với công việc. Ngày nào cũng như ngày nào công việc của anh cũng bắt đầu từ 6h30 sáng và có những hôm đến tận 10 – 12h đêm mới kết thúc…đó mới gọi là nghề điện lạnh.

“Những ngày trong tuần khách thường hay đi vắng nên chúng tôi phải tận dụng làm vào sáng sớm, giữa trưa hoặc buổi tối. Những ngày cuối tuần thì phải tận dụng hết công suất thì mới hết việc. Có những lúc vì đông khách quá, sợ làm không được đảm bảo nên tôi cũng đành phải từ chối khách”, anh Phạm Văn Tiến cùng nhóm thợ cho biết thêm.

Trong khi đến mùa đông, nhu cầu của khách hàng lại rất ít. Thậm chí, một ngày chỉ 2 – 3 khách gọi. Thời điểm này, các thợ sẽ kiêm thêm sửa lò vi sóng, máy sưởi, máy bơm, các vật dụng nhỏ, hoặc nhận lắp đặt theo công trình để kiếm thêm thu nhập.

Cánh thợ điện lạnh cũng tiết lộ, khi sửa chữa, thợ điện lạnh nhất thiết phải nắm vững nguyên lý hoạt động và thành thạo về kỹ thuật để có thể “bắt bệnh” chính xác, qua đó nhanh chóng xử lý, tránh được mất thời gian, công sức, thậm chí còn bị mất tiền. Nếu thợ không bắt đúng bệnh thì mất uy tín và cũng mất khách luôn. Trong khi công nghệ thường xuyên thay đổi đòi hỏi người thợ điện lạnh cũng phải thường xuyên tìm hiểu, học hỏi nâng cao tay nghề.

Leo trèo vào những nơi nguy hiểm người thợ điện lạnh đòi hỏi phải có bản lĩnh và đam mê nghề nghiệp.

Ngoài sự vất vả thì nghề sửa chữa điện lạnh cũng đầy ắp nguy hiểm. Sữa chữa, lắp đặt điều hòa, nhân viên thường phải trèo leo lên tận tầng cao hay những địa hình hiểm trở, thường phải tiếp xúc với điện, khí ga, hóa chất. Nếu như không cẩn thận hay có bất cứ một sai sót gì, người thợ sẽ có thể gặp phải những tai nạn lao động, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có trường hợp một số cơ sở chặt chém khách hàng, lấy cắp bộ phận hay thay hàng rởm, kê thêm “bệnh” cho máy khiến cho nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với thợ điện lạnh.  “Chúng tôi làm việc luôn đặt chữ tín, chữ tâm lên đầu, không bao giờ làm những việc thiếu lương tâm như vậy. Nhiều khi đến sửa chữa, đồ dùng trong nhà họ lại hỏng thêm cái này, cái kia chúng tôi cũng sẵn sàng sửa cho họ không công. Vì vậy khách hàng cứ giới thiệu cho nhau, chúng tôi không lo thiếu khách” anh Phạm Văn Tiến tâm sự.

Chính vì những vất vả, khó khăn như vậy nên nhiều sinh viên thường không muốn theo nghề điện lạnh. Nhiều công ty, cửa hàng cũng gặp phải khó khăn trong việc tuyển dụng. Tuy nhiên, theo những người thợ như anh Điển, anh Tiến thì công việc nhiều vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui, đó là sự tin tưởng, là những cái bắt tay, những lời cảm ơn của khách hàng. Làm nghề nào cũng vậy, cũng cần có cái tâm, cần sự nhiệt huyết để có thể sống tốt với nghề được!

Anh Nguyễn Quang Tùng– Giám đốc Công ty TNHH Điện Xanh Hà Nội cho biết: Xã hội càng phát triển sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng cao. Nhân lực trong ngành vẫn còn ít nên dù có đến 10 thợ chính và hệ thống cộng tác viên, công ty chúng tôi vẫn làm không hết việc. Trung bình mỗi ngày công ty nhận được 15 – 20 khách, thu về 5 triệu – 7 triệu tiền lãi.

Công đoạn kiểm tra kỹ thuật cục nóng máy điều hòa trước khi lắp đặt cho khách hàng.

Mỗi một nghề đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng với những người thợ sửa chữa điện lạnh thì có lẽ chúng ta không thể hình dùng hết được những khó khăn mà họ gặp phải. Chỉ có tận mắt chứng kiến và trải nghiệm cùng với họ thì chúng ta mới có thể hiểu hết được.